Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Huyết áp thấp khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

  09/02/2017  17:10

Khi mang thai, sức khỏe của mẹ bầu cần được đảm bảo và duy trì để có thể chăm sóc tốt nhất cho bản thân cũng như cho thai nhi. Trong đó, huyết áp là một vấn đề tác động không nhỏ tới sức khỏe của mẹ bầu. Vậy huyết áp thấp khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Những dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

huyet-ap-thap-khi-mang-thai-co-anh-huong-gi-khong1

Huyết áp thấp ở bà bầu thường gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn

Khi mang thai, huyết áp của mẹ bầu có thể thay đổi lên xuống. Điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu, đặc biệt là huyết áp thấp. Dưới đây là những dấu hiệu của huyết áp thấp ở mẹ bầu.

  • Thở dốc: Nếu khi làm việc nặng hoặc leo cầu thang mà mẹ phải thở dốc thì mẹ hãy nghĩ tới khả năng mình bị huyết áp thấp nhé.
  • Chóng mặt, hoa mắt: Đây là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này, đặc biệt là khi mẹ bầu đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột. Mẹ sẽ cảm thấy mọi thứ như xoay tròn xung quanh mình.
  • Choáng váng, thậm chí là ngất xỉu: Biểu hiện này cho thấy tình trạng bệnh của mẹ đã nặng hơn và thường xuất hiện sau cảm giác chóng mặt, hoa mắt. Lúc này, tốt nhất là mẹ nên tìm một nơi nằm nghỉ để lượng máu được lưu thông nhanh hơn trong cơ thể.
  • Buồn nôn: Mẹ sẽ thấy lợm giọng và cảm giác buồn nôn xuất hiện hoặc có thể bị nôn khan. Khi đó, mẹ nên uống một ít nước chanh sẽ khắc phục được tình trạng này.
  • Đổ mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh: Tụt huyết áp khiến lượng máu và oxy cung cấp tới da không đủ nên mẹ bầu sẽ cảm thấy lạnh nhưng người thì vẫn vã mồ hôi và da thì trở lên xanh tái.
  • Mệt mỏi: Khi bị tụt huyết áp, mẹ sẽ cảm thấy cơ thể như mất hết sức lực và chỉ muốn tìm một nơi để nghỉ. Đi cùng với đó là biểu hiện run rẩy chân tay do lượng máu cung cấp cho các chi không đủ khiến các cơ khó hoạt động hơn.
huyet-ap-thap-khi-mang-thai-co-anh-huong-gi-khong2

Huyết áp ở bà bầu thấp khi chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60mmHg

Huyết áp thấp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của mẹ bầu?

Thông thường, huyết áp ổn định sẽ nằm vào khoảng 120/80mmHg đến 140/90mmHg. Huyết áp cao là khi mức huyết áp lên vượt quá 140/90mmHg. Ngược lại, bà bầu bị tụt huyết áp được xác định khi mức huyết áp thấp hơn hoặc bằng 100/60 mmHg.

Tuy chứng tụt huyết áp không phổ biến và gây hại nhiều như chứng cao huyết áp nhưng mẹ bầu bị huyết áp thấp sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, dễ ngã, từ đó dễ gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi trong bụng. Nguy hiểm hơn, tụt huyết áp có thể làm mẹ bầu bị ngất do thiếu oxy truyền lên não và các bộ phận trong cơ thể. Vì thế, thai nhi có thể cũng sẽ không được cung cấp đủ máu và oxy để phát triển.

huyet-ap-thap-khi-mang-thai-co-anh-huong-gi-khong3

Để ngăn ngừa huyết áp thấp xảy ra, mẹ bầu có thể dự trữ sẵn các loại bánh, kẹo để bổ sung ngay khi cơ thể có dấu hiệu bị tụt huyết áp.

Mẹ bầu có thể dự trữ sẵn các loại bánh, kẹo để bổ sung ngay khi cơ thể có dấu hiệu bị tụt huyết áp. Đồng thời, uống nhiều nước hơn bình thường sẽ làm tăng thể tích máu, khắc phục được chứng huyết áp thấp. Đồng thời, mẹ cũng cần hạn chế các loại thức uống có cồn và cafein.

Tư vấn bác sĩ: 1900 55 88 96

Bài viết liên quan

0 nhận xét: