Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Vì sao mẹ bầu phù chân khi mang thai và cách khắc phục?

  10/06/2017  13:21

Phù chân khi mang thai là hiện tượng gặp ở không ít mẹ bầu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của chị em, nhất là trong quá trình vận động, sinh hoạt. Vì sao mẹ bầu bị phù chân trong thai kỳ và cách khắc phục hiện tượng này thế nào? Các bạn cùng theo dõi những thông tin dưới đây.

Nguyên nhân mẹ bầu phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai do áp lực thai nhi lớn chèn ép lên vùng hông chậu làm nghẽn tĩnh mạch lưu thông máu

Phù chân khi mang thai do áp lực thai nhi lớn chèn ép lên vùng hông chậu làm nghẽn tĩnh mạch lưu thông máu

Do áp lực của trọng lượng thai nhi lên vùng chậu

Ở những tháng cuối của thai kỳ, kích thước và trọng lượng của thai nhi càng lơn sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó lưu thông từ các chi dưới trở về tim. Chính vì thế máu sẽ bị dồn ứ ở các chi dưới, gây ra hiện tượng phù nề chân ở mẹ bầu.

Do hoạt động bơm máu kém

Trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; thường xuyên mang giày cao gót, làm việc nặng, ngồi vắt chéo chân, ít vận động,… sẽ làm giảm hoạt động bơm máu từ tim tới các bộ phận trong cơ thể và từ các chi về tim. Do đó mà máu cũng bị ứ trệ lại, gây ra hiện tượng phù chân, thậm chí phù mặt,…

Hoặc do sự lưu thông máu kém từ tim tới các bộ phận và ngược lại do mẹ bầu ngồi quá lâu một tư thế,...

Hoặc do sự lưu thông máu kém từ tim tới các bộ phận và ngược lại do mẹ bầu ngồi quá lâu một tư thế,…

Hiện tượng phù chân nếu không được xử trí kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục được ngay cả sau khi sinh.

Cách khắc phụ phù chân khi mang thai ở bà bầu

Để ngăn ngừa và cải thiện hiện tượng phù chân ở bà bầu khi mang thai, chị em cần lưu ý:

  • Không nên mang giày, dép quá chật vì chính những đôi giày, dép sẽ là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân…
  • Không nên đứng quá lâu vì trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết xuống chân càng tăng áp lực lên hai chi dưới khiến chị em phù nề và đau mỏi đôi chân.
  • Khồng nên ngồi lâu. Nếu phải làm việc một chỗ, bạn nên giành một chút thời gian giải lao bằng cách co duỗi hai chân thường xuyên giúp khí huyết được lưu thông.
  • Không nên ngồi xếp bằng hoặc chân nọ bắt chéo chân kia, vì các tư thế này có thể ngăn cản quá trình tuần hoàn máu xuống hai chân, dễ dẫn đến tình trạng bị tê chân.
Mẹ bầu nên thường xuyên tập thể dục để tăng cường lưu thông máu, ngừa phù chân

Mẹ bầu nên thường xuyên tập thể dục để tăng cường lưu thông máu, ngừa phù chân

  • Các mẹ nên dành thời gian đi bộ thường xuyên nhẹ nhàng vào buổi tối để dễ dàng hơn cho quá trình vượt cạn. Sự vận động nhẹ nhàng không những tốt cho thai nhi mà còn tốt cả cho các bà mẹ. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng hay xoay bàn chân để tăng lưu thông máu huyết, ngăn ngừa việc giãn các mạch máu, làm mạnh cơ và đồng thời giảm thiểu những cơn đau.

Ngoài ra, các mẹ cũng đừng quên thăm khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi để có những biện pháp chăm sóc thai kỳ tốt nhất, sẵn sàng cho quá trình vượt cạn của mình.

Tư vấn bác sĩ: 1900 55 88 96

Bài viết liên quan

3 nhận xét: