Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử trí

  10/03/2017  11:23

Trong thai kỳ của mình, không ít mẹ bầu gặp phải hiện tượng chuột rút. Triệu chứng chuột rút khi mang thai đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nó có thể phản ánh về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Chị em không nên chủ quan mà cần chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình để có biện pháp xử trí kịp thời.

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

chuot-rut-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri1

Chuột rút khi mang thai thường do tình trạng tăng cân ở mẹ bầu

Hiện tượng chuột rút trong thời kỳ mang thai ở các mẹ bầu do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, yếu tố đầu tiên được nhắc đến chính là tình trạng gia tăng trọng lượng của cơ thể. Trong mỗi tam cá nguyệt, cơ thể mẹ bầu sẽ phát triển hơn, tương thích với sự phát triển của thai nhi vì thế mà trọng lượng cơ thể cũng dần tăng lên.  Sự gia tăng này gây chèn ép lên phần cơ thể bên dưới, khiến cho máu lưu thông tới các chi dưới kém hơn bởi vậy mà sinh ra hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu.

Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề khiến nhiều mẹ bầu lười vận động hơn, chị em thường ngồi 1 chỗ trong nhiều giờ liên tiếp. Do đó mà lượng máu lưu thông tới các chi cũng chậm hơn, gây đau mỏi chân tay và có hiện tượng chuột rút.

Hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu phản ánh về tình trạng sức khỏe của chị em, đó là sự thiếu hụt về canxi. Các mẹ cần biết rằng từ tháng thứ 3 của thai kỳ, hệ xương của bé phát triển rất mạnh nên nhu cầu cung cấp canxi cho cơ thể mẹ và bé rất lớn. Nếu, mẹ không bổ sung đủ canxi, thai nhi sẽ lấy hàm lượng dinh dưỡng này từ hệ xương, răng của bạn. Lúc đó, bạn sẽ thường xuyên bị đau nhức xương, răng và có dấu hiệu chuột rút.

chuot-rut-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri

Chuột rút khi mang thai có thể phản ánh tình trạng thiếu canxi ở bà bầu

Cách xử trí chuột rút khi mang thai ở mẹ bầu

Chuột rút ở mẹ bầu có thể gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe, sinh hoạt của mẹ bầu khiến chị em mệt mỏi hơn trong thai kỳ. Để ngăn ngừa và xử trí hiện tượng này, các mẹ nên áp dụng những biện pháp sau đây:

– Kiểm soát cân nặng của mình: Việc tăng cân nhanh chóng trong thai kỳ dễ gây ra tình trạng chuột rút do cơ thể chưa kịp thích ứng với trọng lượng cơ thể. Vì vậy, chị em cần lưu ý kiểm soát cân nặng của mình trong từng giai đoạn của thai kỳ thông qua việc cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày để vừa đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, vừa đảm bảo sức khỏe cho chị em.

– Tăng cường vận động: Khi mang bầu, bạn hạn chế đi lại trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng từ tam cá nguyệt thứ 2 bạn cần chăm chỉ vận động hơn để giúp tăng cường sự lưu thông máu trong cơ thể, tăng sự dẻo dai đến các cơ. Bạn nên đi lại nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc, đừng ngồi quá lâu 1 chỗ; bạn cũng có thể thực hiện các bài tập yoga dành cho bà bầu vào mỗi sáng hoặc sau giờ làm việc để cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

chuot-rut-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri3

Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa về việc bổ sung lượng canxi cần thiết trong từng giai đoạn thai kỳ để tránh chuột rút do thiếu canxi

– Bổ sung canxi hợp lý: Thiếu canxi sẽ gây chuột rút ở bà bầu. Vì thế, ở mỗi thời điểm của thai kỳ bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ sản khoa về việc bổ sung hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Loại dưỡng chất này có rất nhiều trong các sản phẩm tự nhiên và trong các thực phẩm chức năng, bạn có thể cân đối bổ sung cho phù hợp.

Để biết thêm thông tin về hiện tượng chuột rút khi mang thai cũng như cách xử trí tốt nhất, chị em hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, điện thoại 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 97 0909.

Tư vấn bác sĩ: 1900 55 88 96

Bài viết liên quan

0 nhận xét: