Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Chửa trứng là như thế nào?

  11/01/2017  17:08

Chửa trứng là cụm từ mà có lẽ chị em chúng ta được nghe rất nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu được nó là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu xem chửa trứng là như thế nào nhé!

Chửa trứng là gì?

chua-trung-la-nhu-the-nao2

Chửa trứng là hiện tượng một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch.

Chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch.

Đa số chửa trứng là lành tính nhưng nếu không phát hiện sớm, theo dõi và điều trị đúng thì những hệ luỵ của nó là khó lường vì có khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí ác tính là ung thư tế bào nuôi.

Nguyên nhân gây chửa trứng

Nguyên nhân gây chửa trứng đến nay vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học cho thấy hiện tượng này có thể do sự bất thường của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh, dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể.

Chửa trứng có thể liên quan tới yếu tố tuổi tác của phụ nữ khi mang thai, chất lượng cuộc sống,… vì hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi, những người có thai nhiều lần, bất thường ở dạ con, những người có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic vitamin A…

chua-trung-la-nhu-the-nao1

Nguyên nhân gây chửa trứng có thể do sự bất thường của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh, dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể.

Cách nhận biết chửa trứng ở nữ giới

Ở giai đoạn đầu rất khó để nhận biết dấu hiệu chửa trứng ở nữ giới bởi người bị chửa trứng cũng có biểu hiện mang thai giống như những trường hợp mang thai bình thường khác, trước hết là tắt kinh, sau đó là nghén.

Tuy nhiên, người chửa trứng thường nghén rất nặng, nôn nhiều, ăn vào lại nôn, nôn ra mật xanh, mật vàng, người gầy sút. Một số trường hợp còn bị phù và tăng huyết áp.

Bên cạnh những dấu hiệu trên, thai phụ còn bị ra máu âm đạo (hay xảy ra từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 16 của thai kỳ), máu đen hoặc đỏ, dai dẳng, ít một, có thể tự cầm trong một thời gian ngắn.

Một triệu chứng điển hình nữa là tử cung của người chửa trứng to không tương xứng với tuổi thai, có trường hợp chửa trứng mới 2-3 tháng mà tử cung đã to như người có thai bình thường 5-6 tháng.

img_5204

Chửa trứng là cần được theo dõi đặc biệt ở những tuần đầu thai kỳ (ảnh minh họa)

Tuy vậy, khi sờ nắn bụng thai phụ thì thấy mềm và không thấy khối thai, nếu làm siêu âm thì không thấy âm vang thai mà chỉ thấy hình ảnh của các túi dịch.

Để biết chính xác về chửa trứng và cách xử trí, chị em cần thăm khám và theo dõi thai kỳ thường xuyên, đặc biệt ở những tuần đầu tiên của thai kỳ tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Mọi thông tin cần biết thêm về hiện tượng chửa trứng, chị em hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, điện thoại 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 97 0909.

Tư vấn bác sĩ: 1900 55 88 96

Bài viết liên quan

0 nhận xét: