Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Các loại vitamine mẹ bầu nên bổ sung trong thời kỳ mang thai

  29/01/2017  16:36

Trong thời kỳ mang thai, bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng thì có những loại vitamine mẹ bầu nên bổ sung đồng thời để thai nhi có thể phát triển tốt nhất.

Vitamin A

Vitamine A cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng, mắt, hệ thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể dễ dàng bổ sung vitamin A thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày từ thực phẩm, Vitamin A nguyên dạng có trong các loại có nguồn gốc từ động vật: gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt, và không cần uống bổ sung vitamin A hoặc có thể bổ sung nhưng bổ sung liều vitamin vừa phải với dạng bổ sung là Betacaroten để tránh dư Vitamin A trong quá trình mang thai, có thể sinh con quái thai.

cac-loai-vitamine-me-bau-nen-bo-sung-trong-thoi-ky-mang-thai1

Vitamine A cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng, mắt, hệ thần kinh của thai nhi.

Vitamin B

Hay còn được gọi là Thiamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh trung ương. Nếu thiếu Vitamin B1, trẻ sinh ra có thể mắc bệnh Beri Beri, hậu quả là tổn thương nặng ở tim và phổi. Tình trạng thiếu Vitamin B1 hiện nay rất hiếm gặp do trong chế độ ăn và thực phẩm bổ sung tương đối đầy đủ. Lượng Vitamin B1 bà bầu cần mỗi ngày là 1,4mg/ngày và có thể bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau như cơm, bơ, cá, trứng…

Vitamin B2 (Riboflavin)

Đây là loại Vitamin quan trọng tham gia cấu trúc các coenzyme thiết yếu của cơ thể thực hiện chứ năng hô hấp tế bào, phân giải các loại carbohydrate, lipid và protid. Hiện tượng ốm nghén của người phụ nữ cũng có liên quan tới tình trạng thiếu Vitamin B2 gây mệt mỏi, ốm yếu, thiếu máu não… Mỗi ngày cơ thể bà bầu cần 1,4mg Vitamin B2. Nguồn bổ sung Vitamin B2 chủ yếu là phủ tạng, sữa, rau xanh, pho mát.

cac-loai-vitamine-me-bau-nen-bo-sung-trong-thoi-ky-mang-thai2

Vitamine B2 là loại Vitamin quan trọng tham gia cấu trúc các coenzyme thiết yếu của cơ thể thực hiện chứ năng hô hấp tế bào, phân giải các loại carbohydrate, lipid và protid.

Vitamin B6 (Pyridoxin)

Đây là loại coenzyme tham gia vào trên 60 loại phản ứng sinh hóa khác nhau của cơ thể. Những phản ứng này liên quan tới hoạt động chuyển hóa acid amin, dẫn truyền thần kinh, điều hóa hoạt động sinh lý khác trong cơ thể. Thiếu Vitamin B6 có thể gây thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ, kích thích co giật, co cứng, căng thẳng thần kinh… Phụ nữ có thai cần khoảng 2mg Vitamin B6/ngày và có thể bổ sung từ nguồn thực phẩm như ngũ cốc, rau của quả, thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Vitamin B9 (Axit folic)

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400 mcg – 600 mcg mỗi ngày, nhất là trong giai đoạn 7 tuần đầu khi ống thần kinh đang hình thành để ngăn ngừa dị tật nứt ống thần kinh. Vitamin B9 cũng là một thành phần quan trọng của quá trình tạo máu. Dạng Vitamin B9 trong tự nhiên là Folate rất khó hấp thu nên đây là dạng được khuyến cáo sử dụng hoàn toàn từ viên Vitamin tổng hợp để bổ sung suốt từ giai đoạn chuẩn bị mang thai và cho con bú.

Vitamin B12

Cùng với Sắt, Acid Folic thì Vitamin B12 là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Lượng Vitamin B12 cần cho phụ nữ mang thai hàng ngày chỉ khoảng 2,6 mcg. Vitamin B12 có nguồn gốc chủ yếu từ nguồn thức ăn động vật.

cac-loai-vitamine-me-bau-nen-bo-sung-trong-thoi-ky-mang-thai3

Vitamine D giúp giúp hấp thu Canxi, phát triển tốt xương, răng trẻ

Vitamin C

Tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa khử trong cơ thể, loại bỏ gốc tự do, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch cơ thể. Vitamin C cũng giúp tăng hấp thu sắt vào trong cơ thể. Nhu cầu Vitamin C của phụ nữ mang thai khoảng 80mg/ngày và có thể dễ dàng bổ sung từ các loại rau củ quả tươi.

Vitamin D

400 IU vitamin D3 (tương đương với 10mcg) mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh em bé với những mẹ cho con bú sữa mẹ để giúp hấp thu Canxi, phát triển tốt xương, răng trẻ.

Vitamin E

Phụ nữ có thai cần khoảng 12mg Vitamin E trong suốt thai kỳ, hiện tượng thiếu Vitamin E rất ít gặp trên người vì lượng Vitamin có sẵn trong các loại dầu thực vật, rau củ quả, thị mỡ thường xuyên hiện diện trong bữa ăn hàng ngày.

Tư vấn bác sĩ: 1900 55 88 96

Bài viết liên quan

0 nhận xét: