Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Các giai đoạn phát triển của giang mai

  08/01/2017  21:59

Bệnh giang mai ở nữ giới  do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của nữ giới, đặc biệt là khả năng sinh sản. Bệnh gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non và nữ giới có thể vô sinh, nguy hiểm đến tính mạng khi xoắn khuẩn giang mai biến chứng toàn cơ thể.

Giai đoạn ủ bệnh:

Xoắn khuẩn giang mai không bộc phát ngay sau khi thâm nhập vào cơ thể nữ giới mà bệnh thường có thời gian ủ bệnh từ 9 – 90 ngày trước khi có những triệu chứng đầu tiên. Ở từng giai đoạn, bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Người bệnh không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do xoắn khuẩn giang mai chưa bộc phát.

cac-giai-doan-phat-trien-cua-giang-mai1

Bệnh giang mai lây lan chủ yếu qua đường sinh dục, bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ ủ bệnh

Giai đoạn tiên phát (còn gọi là săng giang mai):

  • Trên bộ phận sinh dục của nữ xuất hiện những vết loét nhỏ, màu hồng, không gây đau, không có bờ rõ ràng.
  • Vết loét nông, hình tròn hoặc bầu dục.
  • Đáy vết loét có màu thâm, cứng trông giống đóng vảy
  • Hai bên bẹn nổi hạch nhưng không gây đau.
  • Vị trí xuất hiện chủ yếu ở trên âm hộ, cổ tử cung, âm đạo , môi hoặc lưỡi,…
  • Các vết loét mờ dần và tự mất đi sau 3 – 7 ngày.

Giai đoạn thứ phát:

  • Các vết loét xuất hiện trở lại sau 4 – 10 ngày giai đoạn tiên phát kết thúc.
  • Các bạn đối xứng nhau, không đau, không ngứa, có màu hồng như hoa đào, dùng tay ấn vào thì mất.
  • Sau vài ngày, tại vị trí các vết loét nổi các mảng sần, nốt phỏng nước trên bề mặt da. Các nốt này dễ bị trầy xước, chảy nước.
  • cac-giai-doan-phat-trien-cua-giang-mai2

    Ở giai đoạn thứ phát, các nốt ban giang mai xuất hiện trên nhiều bộ phận của cơ thể như: miệng, mắt, mũi,…

  • Sau cùng các vết loét đóng vảy, bong vảy và tự mất đi
  • Vị trí xuất hiện lan rộng trên nhiều bộ phận của cơ thể như: bộ phận sinh dục, miệng, lưỡi, mắt, ban tay, bàn chân, hậu môn, ngực,…
  • Người bệnh xuất hiện các triệu chứng sốt, đau họng, sụt cân, cơ thể mệt mỏi,…

Giai đoạn tiềm ẩn:

  • Các triệu chứng giang mai tự biến mất trên da người bệnh và chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Tuy nhiên, các triệu chứng của giang mai có thể xuất hiện trở lại bất cứ khi nào.
  • Xoắn khuẩn giang mai thường tiềm ẩn trong thời gian dưới 1 năm (tiềm ẩn sớm) hoặc trên 1 năm (tiềm ẩn muộn).

Giai đoạn biến chứng:

Đây là giai đoạn mà xoắn khuẩn giang mai đã thâm nhập vào máu và di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể. Ở giai đoạn này bệnh chia thành 3 hình thức khác nhau.

Củ giang mai:

  • Xuất hiện trở lại sau 1 – 46 năm sau khi nhiễm bệnh.
  • Các ban có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ mận hơi ngả tím.
  • Kích thước các ban bằng hạt ngô, mật độ chắc và ranh giới rõ ràng.
  • Các nốt ban xuất hiện trên khắp bề mặt da của cơ thể và nổi sần sùi
cac-giai-doan-phat-trien-cua-giang-mai3

Hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn biện pháp điều trị tốt nhất

Giang mai thần kinh:

  • Xuất hiện sau 4 – 25 năm sau khi nhiễm bệnh
  • Người bệnh có dấu hiệu viêm màng não.
  • Tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não.
  • Người bệnh có biểu hiện động kinh, đột quỵ hoặc thường xuyên bị ảo giác.

Giang mai tim mạch:

  • Xuất hiện trở lại sau 10 – 30 năm sau khi nhiễm bệnh.
  • Bệnh nhân gặp phải các vấn đề về tim mạch như: phình mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,…

Để biết thêm thông tin về các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai ở nữ giới, chị em hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, điện thoại 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 97 0909.

Tư vấn bác sĩ: 1900 55 88 96

Bài viết liên quan

0 nhận xét: